(English version below)
Dạng công trình: Nhà ở
Năm thiết kế: 2018
Năm hoàn thành: 2019
Thiết kế: Kiến trúc
Thi công: Ánh sáng
Những năm gần đây, T-architects nhận được cùng một yêu cầu thiết kế khá chung ngay trong buổi làm việc đầu tiên với chủ đầu tư: “Chúng tôi muốn có 1 ngôi nhà được thiết kế để các không gian tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình”. Có lẽ điều đó là mong muốn của hầu hết những gia đình đang sống trong thời đại công nghệ số và bùng nổ đô thị nhanh chóng như ở Việt Nam, nơi mà diện tích đất đang ngày càng thu hẹp và con người chú tâm nhiều vào các thiết bị thông minh hơn là tương tác trực tiếp với nhau.
Nằm trong khu đô thị ở thành phố Thanh Hoá, “Nhà lồng” được thiết kế trên một khu đất có diện tích khá khiêm tốn với kích thước 4,5m chiều rộng và 17m chiều dài. Chủ nhà đã sống ở khu phố này rất lâu và nhận thấy các nhà xung quanh có kiểu thiết kế nhàm chán, rập khuôn lại mẫu của nhau. Ngay từ giai đoạn gặp gỡ, chủ đầu tư mong muốn ngôi nhà mới của mình sẽ được thiết kế sáng tạo và khác biệt, không giống nhà hàng xóm. Cùng với đó, ngôi nhà cần có những không gian dành cho các hoạt động chung của gia đình, nơi mà cặp vợ chồng trẻ và hai người con có nhiều thời gian dành cho nhau hơn.
Điểm nhấn đầu tiên của công trình chính là tạo các không gian thông tầng xen kẽ giữa các không gian riêng và chung. Điều này tạo điều kiện cho việc sử dụng chung và kết nối các không gian với nhau. Tầng lửng giữa tầng 1 và 2 chính là không gian chuyển từ khu vực chung của cả nhà tới phòng riêng từng thành viên trong gia đình, nơi đây cũng là phòng sinh hoạt chung. Không gian thông tầng được sử dụng liên tục tạo sự liên kết. Các không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình không bị ngăn cản mà thay vào đó có thể kết nối từ nhiều hướng. Điều này đã tạo cơ hội cho việc quan sát và giao lưu giữa các không gian với nhau. Toàn bộ mặt trước và mặt sau của Cage House được đẩy lùi tạo khoảng đệm để tăng lưu thông không khí, giảm bớt nóng. Việc sử dụng hệ khung thép tròn đã mang lại một thiết kế khác lạ cho hình ảnh công trình. Sử dụng ngôn ngữ của chiếc lồng, mặt trước và mặt sau của nhà được phủ kín nhưng không hề “kín”. Thay đổi cách đặt hệ khung sắt đã tạo nên sự thay đổi về các hướng nhìn từ trong ra ngoài và ngược lại. Hệ khung như một mạng lưới căng ra thụt vào bảo vệ toàn bộ mặt tiền ngôi nhà, cùng với đó là sinh ra các khoảng đệm. Tại các khoảng đệm đó, không gian chung được đặt vào như một sự kết nối. Nhằm tăng tính thân thiện của các không gian, giảm bớt hình ảnh cứng nhắc của vật liệu bê tông và sắt thép, ngôi nhà được phủ thêm màu sắc xanh của cây. Tuy rằng diện tích trồng cây rất hạn chế, như là tận dụng các khoảng trống nhỏ, nhưng đã thực sự mang lại một tấm áo khoác hoàn toàn mát mẻ cho ngôi nhà. Đây vừa là điểm nhấn, vừa là nơi để sau giờ làm gia chủ có thể giải tỏa bớt căng thẳng thông qua việc chăm sóc khuôn viên nhỏ xinh, được nhìn thấy mầm xanh đang vươn lên từng ngày.
“Các cháu nhà chị thích lắm, các phòng không còn kín bưng như bị nhốt vào bốn bức tường nữa, mà thay vào đó chúng có thể chạy nhảy, nói chuyện với nhau ở mọi nơi. Chúng rất thích mỗi khi chơi đùa dưới tán cây trước phòng anh chị”, Chị Hảo – Chủ nhà chia sẻ với chúng tôi trong một buổi chiều đầy nắng.
Type: Residence
Year designed: 2018
Year completed: 2019
Design: Architecture
Construction: Lighting
We met the client who had a request to design a new 76-square-meter house (4,5 meters wide and 17 meters long) in the urban area of Thanh Hoa, a city in the middle part of Vietnam. The owner wished to have a three-story house providing a space for a family of four people, a young couple and two children. Before the concept stage, they gave us some requirements to follow: a house differently compared to around ones in the neighborhood and a house with a strong connection between the family members.
After some discussions, we came up with some ideas for our design which focused on three main points. The first one, we proposed a façade in order to create an open space for residents to have abundant views but they still get a feeling of privacy while living in the house. The façade was made of 10 mm round bars featuring a structure type based on a square-net form. Therefore, people who live in the house could have room for their activities inside but also they still are pretty close to outside space to observe the activity and the natural world outdoor. The next intention was to design a new way of living for their family by producing many voids in the house. For this purpose, we designed an entre-sol in the middle of the first floor and the second one. By doing this, it has a big void space that links up the living room and the family room so that those spaces are larger for use and could be used flexibly for living activities. Also, there are voids among other spaces in the house, which work as common areas for their family members to share activities in order to build a strong connection between them. Additionally, the voids have brought daylight into the house and produced adequate natural ventilation to give the occupants having plenty of sunlight and fresh air.
The last point, the design has concentrated on user hobbies like growing trees and keep their garden healthy. To create a small garden in the front of the second floor, the house has a “green face” where tree leaves and climbing plants combine with the round-steel-bar square net, which has contributed a greened surface and defined a new dimension for “art on façade”. We named it “Cage house” since we repeated a design language based on the shape of a cage. The repetition could be seen throughout the house from the square net façade (in front of and behind the structure), the main entrance door, to hand-made bamboo lights in the living room.
Lê Hoàng Tôn, Nguyễn Hữu Dân, Thùy Dung